Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định nào ?


Câu hỏi : Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định nào ?
Trả lời: Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT và mục 55, phụ lục I, Nghị định 43/2017.NĐ-CP. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
a) Tên hóa chất;
b) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
c) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
d) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
đ) Định lượng;
e) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
g) Ngày sản xuất;
h) Hạn sử dụng (nếu có);
i) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
k) Xuất xứ hóa chất;
l) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
Ví dụ về cách thể hiện nhãn hóa chất


Các hình đồ cảnh báo nào ghi nhãn hóa chất gây nguy hại hô hấp ?


Câu hỏi : Các hình đồ cảnh báo nào ghi nhãn hóa chất gây nguy hại hô hấp ?
Trả lời: Theo quy định bảng 35, phần 2, tại phụ lục 7, Thông tư số 32/2017/TT-BCT thì yếu tố ghi nhãn về cấp gây nguy hại hô hấp có những thông tin sau: hóa chất gây ra nguy cơ có hại cho con người khi trực tiếp thâm nhập vào khí quản hoặc hệ hô hấp dưới qua vòm miệng, khoang mũi hoặc không trực tiếp khi nôn mửa “Yếu tố nhãn của chất gây nguy hại hô hấp”

Cấp 1
Cấp 2
Hình đồ cảnh báo
Tên gọi hình đồ
Nguy hại sức khỏe
Nguy hại sức khỏe
Từ cảnh báo
Nguy hiểm
Cảnh báo
Cảnh báo nguy cơ
Có thể chết nếu nuốt hoặc hít phải
Có thể gây nguy hiểm nếu nuốt hoặc hít phải


Những hình đồ cảnh báo các đặc tính đặc trưng cho: Chất nguy hại vật lý; Nguy hại đối với sức khỏe; Nguy hại đối với môi trường được thể hiện như thế nào ?


Câu hỏi : Những hình đồ cảnh báo các đặc tính đặc trưng cho: Chất nguy hại vật lý; Nguy hại đối với sức khỏe; Nguy hại đối với môi trường được thể hiện như thế nào ?
Trả lời: Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS






















Yêu cầu về bao bì và ghi nhãn hóa chất ?


Câu hỏi : Yêu cầu về bao bì và ghi nhãn hóa chất ?
Trả lời: Theo điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 113/2017/NĐ-CP Vật chứa, bao bì chứa đựng hoá chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hoá chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Phiếu an toàn hóa chất phải bao gồm các nội dung gỉ ?


Câu hỏi : Phiếu an toàn hóa chất phải bao gồm các nội dung gỉ ?
Trả lời: Theo khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất và theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư số 32/2017/TT-BCT thì Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung sau đây (gồm 16 mục):
+ Nhận dạng hóa chất;
+ Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
+ Thông tin về thành phần các chất;
+ Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
+ Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
+ Thông tin về độc tính;
+ Thông tin về sinh thái;
+ Biện pháp sơ cứu về y tế;
+ Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
+ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
+ Yêu cầu về cất giữ;
+ Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
+Yêu cầu trong việc thải bỏ;
+ Yêu cầu trong vận chuyển;
+ Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
+ Các thông tin cần thiết khác.

Doanh nghiệp phải cung cấp Phiếu an toàn hóa chất cho các đối tượng nào ?


Câu hỏi : Doanh nghiệp phải cung cấp Phiếu an toàn hóa chất cho các đối tượng nào ?
Trả lời: Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.

Việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất được áp dụng vào thời điểm nào?


Câu hỏi : Việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất được áp dụng vào thời điểm nào?
Trả lời: Theo Điều 7, Thông tư số 32/2017/TT-BCT quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư số 32/2017/TT-BCT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.

Việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất được quy định như thế nào?


Câu hỏi : Việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo khoản 1, Điều 24 Nghi định số 113/2017/NĐ-CP quy định việc xây dựng Phiếu an toàn hóa chất như sau: Hóa chất nguy hiểm và hỗn hợp chất chứa một hoặc một số chất nguy hiểm có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng mức quy định sau phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:

TT
Phân loại hóa chất
Hàm lượng
1
Độc cấp tính
≥ 1,0%
2
Ăn mòn/Kích ứng da
≥ 1,0%
3
Tổn thương mắt nghiêm trọng/Kích ứng mắt
≥ 1,0%
4
Tác nhân nhạy da/hô hấp
≥ 0,1%
5
Đột biến tế bào mầm (cấp 1)
≥ 0,1%
6
Đột biến tế bào mầm (cấp 2)
≥ 1,0%
7
Tác nhân gây ung thư
≥ 0,1%
8
Độc tính sinh sản
≥ 0,1%
9
Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn
≥ 1,0%
10
Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại
≥ 1,0%
11
Nguy hại hô hấp (cấp 1)
≥ 1,0%
12
Nguy hại hô hấp (cấp 2)
≥ 1,0%
13
Nguy hại đối với môi trường thủy sinh
≥ 1,0%

Danh mục các hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định tại văn bản nào?


Câu hỏi : Danh mục các hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định tại văn bản nào?
Trả lời: Danh mục các hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các hóa chất và hỗn hợp chất có đặc tính nguy hiểm không thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và các hóa chất hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP nhưng có khối lượng tồn trữ nhỏ hơn phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?


Câu hỏi : Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?
Trả lời: Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định như sau:
+ Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;
+ Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;
+ Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ?


Câu hỏi : Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ?
Trả lời: Doanh nghiệp xây dựng biện pháp theo hướng dẫn trình bày, nội dung Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định tại phụ lục 6 Thông tư số 32/2017/TT-BCT quy định cách trình bày, bố cục, nội dung Biện pháp. Sau khi hoàn thiện biện pháp Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. (Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP)

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?


Câu hỏi : Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Trả lời: Đối tượng phải xây dựng Biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP như sau:
+ Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động.

Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ?


Câu hỏi : Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ?
Trả lời: Theo điểm a khoản 9 Điều 20, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như (Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế) tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;