Ngày 21/11/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 49/2018/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 07/01/2019.
Liên quan đến việc vướng mắc của một số tổ chức, cá nhân xin Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo quy định về quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng. Cục Hóa chất có ý kiến như sau:
1. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng
- Tại Khoản 2 Điều 56 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng như sau: “Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng”.
- Theo quy định nêu trên, việc các tổ chức cá nhân đưa từ hàng hóa là tiền chất công nghiệp từ nội địa vào khu vực hải quan riêng không phải xin Giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng
- Tại Khoản 3 Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định “Chỉ áp dụng một lần các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng”.
3. Áp dụng biện pháp quản lý mua bán hàng hóa giữa các khu vực hải quan riêng
-Tại Khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định “Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa mua bán, vận chuyển giữa các khu vực hải quan riêng trong lãnh thổ Việt Nam”.
Mặt khác theo quy định tại Điều 3 Luật Luật Quản lý ngoại thương các từ ngữ đưới đây được hiểu như sau: “Hoạt động ngoại thương là: Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. “Khu vực hải quan riêng là: Khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.
Cục Hóa chất Thông báo đến tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp được biết các quy định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp được quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp còn có các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan như Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước; Danh mục các tiền chất do Bộ Công Thương quản lý phải xin Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành tại Danh mục IV, Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 trong đó danh mục tiền chất được chia thành 02 nhóm: nhóm 1 (IVA) gồm các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy và nhóm 2 (IVB) các tiền chất là dung môi, chất xúc tác trong quá trình sản xuất chất ma túy.
Cục Hóa chất Thông báo đến tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp và tiền chất thuốc nổ biết để thực hiện./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét